Thứ Bảy, 11 tháng 5, 2013

Cách thoát khỏi cơn giận dữ

Nguồn: Ione.net
Hình ảnh: Jullian Ricci

Để hướng đến một cái nghiệp tốt, nguyên tắc vàng bạn luôn luôn phải nhớ chính là: Thoát khỏi sự giận dữ. Nếu ai đó làm tổn thương bạn và bạn cứ mãi ôm lấy nỗi đau cũng như sự căm hận thì đó là bạn đang kìm hãm bản thân, tự huỷ hoại sự nghiệp của mình.


Điều quan trọng ở đây là chúng ta đều hiểu vấn đề này nhưng phần lớn mọi người đều gặp khó khăn trong việc tha thứ. Sự thật, tha thứ không phải điều dễ làm nhưng nó chắc chắn là có thể. Và bởi nó tốt cho tinh thần nên chúng ta hãy luyện tập tha thứ bằng sự cảm thông, học cách chấp nhận và tỉnh táo với cách cư xử của bản thân.
Sau đây là vài bí quyết có thể giúp bạn. Hãy cùng tham khảo nhé!

Xác định sự giận dữ:
Đầu tiên, hãy tự hỏi chính mình liệu mức độ giận dữ của bản thân có phù hợp. Nếu bạn thấy cơn giận dữ của mình là xác đáng, bạn có thể bắt đầu bằng cách tha thứ để giải tỏa nỗi niềm. Nếu bạn không thể thoát ra được và luôn tìm cách trả thù, bạn cần phải nói chuyện với một ai đó (chuyên gia) để giúp mình vượt qua.




Bắt đầu bằng cách chấp nhận:
Bạn không thể thay đổi những gì đã xảy ra và do đó bạn phải học cách chấp nhận nó. Hãy nhớ rằng việc “chấp nhận” là cánh cổng đưa chúng ta đến sự “tha thứ”. Có lẽ bạn không thể tha thứ ngay lập tức nhưng một khi đã thử, bạn sẽ tiến gần hơn với mục đích đã đề ra.





Lùi một bước:
Hãy thoát khỏi nguồn cơn của sự giận dữ bằng cách không gặp mặt người hay nguyên nhân làm nên sự tức giận của bạn. Đừng nói chuyện với họ và bỏ tất cả những thứ khiến bạn nhớ lại chuyên không vui đó. Càng nghĩ, càng thấy và nói chuyện về nó ít bao nhiêu bạn sẽ càng cảm thấy nguôi giận bấy nhiêu. Hãy tập trung vào những thứ khiến bạn vui vẻ và hứng thứ.




Giả tạo cho đến khi bạn làm được:
Ở đây không có nghĩa là bạn giả vờ tha thứ khi bản thân không hề nghĩ như vậy. Tuy nhiên, bạn có thể đóng kịch vui vẻ trong thời gian ngắn. Hành động đó sẽ giúp bạn làm dịu đi cơn giận trong người và cuối cùng chẳng cần đóng kịch nữa bạn cũng cảm thấy vui vẻ với người kia.





Nói lời xin lỗi trước
Nếu bạn đang phải “đấu tranh nội tâm” để tha thứ cho ai đó không chịu xin lỗi hay thừa nhận sai lầm, bạn hãy cố gắng xin lỗi họ trước. Cách này có vẻ hơi bị “giật lùi” nhưng nó chắc chắn sẽ mở cánh cửa đối thoại cho cả hai. Ngoài ra, bạn có thể học cách viết nhật kí, ngồi thiền hoặc nói chuyện với những người bạn khôn ngoan. Việc nghĩ đến những lúc bản thân cũng từng làm ai đó phiền muộn nhiều cũng là cách để bạn dễ có được sự cảm thông, tha thứ hơn.




Tha thứ:
Hãy nhớ rằng việc tha thứ cho ai đó không có nghĩa là bạn cần phải tiếp tục mối quan hệ với họ hoặc cố gắng hàn gắn mọi thứ. Bạn có thể tha thứ cho người ta mà không cần dung hoà với họ bởi vì tha thứ là cho “bạn” chứ không phải cho “họ”. Nó giúp bạn cảm thấy tịnh tâm, hạnh phúc và không còn bị tổn thương nữa.



Để tìm thêm nguồn động viên, hãy nghĩ về những điều mà nhà viết kịch nổi tiếng Tyler Perry đã từng nói trên tạp chí Oprah về chuyện ông đã tha thứ và chấp nhận một cuộc sống bị bạo hành dưới tay cha mình như thế nào: “Khi bạn không tha thứ cho những người làm tổn thương bạn, bạn đã tự mình quay lưng lại với tương lai. Khi bạn tha thứ tức là bạn đã bắt đầu tiến lên phía trước.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét